
NMĐMT hồ Gia Hoét 1 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một trong những dự án mới vận hành. Ảnh: ĐVCC.
Riêng trong tháng 11/2020, đã có thêm 4 nhà máy điện mặt trời (NMĐMT) mới đi vào hoạt động, gồm: NMĐMT Phan Lâm 2 (Bình Thuận), NMĐMT hồ Gia Hoét 1 và NMĐMT Hồ Tầm Bó (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), NMĐMT Hậu Giang (Hậu Giang), với tổng công suất 154 MWp.
Sản lượng điện nhận từ các NMĐMT trong tháng 11/2020 là 318,82 triệu kWh, chiếm 4,74% so với sản lượng điện nhận toàn hệ thống. Lũy kế 11 tháng, tổng sản lượng điện phát lên lưới đạt 3,198 tỉ kWh, chiếm 4,49% sản lượng điện nhận toàn hệ thống.
Được biết, các NMĐMT tại khu vực Nam Bộ tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, An Giang, Tây Ninh và Ninh Thuận.
Bài viết khác
Với việc nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3, Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3 lần lượt hòa lưới điện quốc gia vào ngày 22 và 31/12/2020, Tập đoàn T&T Group hiện đã đưa vào chính thức vận hành 4 nhà máy điện mặt trời, tương đương tổng công suất 245 MWp.
Theo số liệu cập nhật, đến hết ngày 31-12-2020, đã có hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khi điện mặt trời phát triển đến một mức nào đó, điện sẽ dư thừa làm quá tải hệ thống truyền dẫn. Sử dụng công nghệ nào để tích trữ điện năng, đem lại giá trị cho hệ thống điện mặt trời?